TTCK VN bế tắc, KTVN vẫn không có lối ra

Trong bài trả lời phóng vấn ngày hôm qua 18/11, TS. Trần Đinh Thiên đã nêu rõ: “chính sách tiền tệ thắt chặt, có thể cũng sẽ đồng nghĩa với lãi suất tiếp tục cao và còn nhiều doanh nghiệp nữa “chết” vì lãi suất và lạm phát. Vấn đề là chống lạm phát thế nào thì chống, nhưng không được để doanh nghiệp chết, phải cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế. Rất nhiều doanh nghiệp sẽ không thể chịu đựng thêm được 6 tháng nữa, nếu lãi suất vẫn cứ ở mức cao như hiện nay. Mức lãi suất cho các doanh nghiệp chỉ nên là 7-8%/năm…” (Tầm Nhìn, 11/2011)

Nhưng làm sao mà chống cùng lúc được “lạm phát” và “lãi suất cao”?

- Tiền tệ thắt chặt => lãi suất cao => doanh nghiệp không gánh nổi lãi suất.

- Tiền tệ nới rộng => lãi suất giảm => lạm phát (do cung tiền cao, không phải do lãi suất giảm) => doanh nghiệp bán không được hàng (giá nguyên nhiên vật liệu tăng, giá thành sản phẩm tăng, bán hàng không được).Bất cứ biện pháp nào cũng đều dẫn đến hậu quả doanh nhiệp thua lỗ, phá sản.

Đấy là chưa kể đến các hệ lụy khác như giá USD tăng cao, các sự việc vỡ nợ.. mà hiện nay vẫn đang diễn ra hàng ngày.

———————- 

CPVN dùng đủ mọi cách can thiệp thô bạo chỉ đủ kéo dài cơn hấp hối của nền kinh tế, để rồi “ngày cuối cùng” sẽ càng khủng khiếp hơn.

Mới đây nhất, để cứu BĐS, CP đã phân loại các khoản vay dành cho lĩnh vực này ra khỏi nhóm phi sản xuất (Pháp Luật TP, 11/2011). Đó là một bước đi tuyệt vọng.

Do vậy, nhiều người vẫn đang hi vọng CP tìm cách cứu TTCK (Vietstock, 11/2011).

Đặc biệt là trong những ngày gần đây, khi VNI lẫn HNX giảm điểm kinh hoàng. Các bài báo thay nhau chạy những tít lớn như “VN-Index xuống 378 điểm, thấp nhất kể từ tháng 5/2009″ (Cafef, 11/2011), “Nhịp đập Thị trường 18/11: Phá đáy cũ, chứng khoán đi về đâu?” (Vietstock, 11/2011)..

Ngay cả tận bên Đức cũng đăng bài viết nhận xét về tình hinh nguy cấp của TTCK tại VN (Wallstreet-online.de, 11/2011, [phiên bản dịch từ Google - click here]).

Cộng với việc S&P vừa hạ chỉ số BICRA của hệ thống ngân hàng VN xuống mức “nguy hiểm nhất”, thang điểm 10/10 (Reuters, 11/2011); capital-flight là không tránh khỏi.

FDI năm sau chắc chắn sẽ giảm sâu, còn “reversed FDI” (các món đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc bị rút vốn chạy ra khỏi nước) sẽ tăng cao. Nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ lần lượt rút lui khỏi TTCK của VN (xin xem ví dụ của HAGL bên dưới), càng khiến tình hình thêm trầm trọng.

CPVN sẽ phải quyết định có tung tiền ra hay không vào giữa tháng sau nhằm cứu thị trường.
———————-


Để giữ margin cho số CK đánh đòn bẫy cứ đang bị sụt hàng ngày, nhiều người chơi CK phải liên tục deposit tiền vào tài khoản. Vấn đề này, ai từng tham gia trading đều từng trải qua.

Tại nước ngoài muốn bỏ chạy cũng dễ, chỉ cần bấm vào nút “close all” là xong, cắt lỗ lập tức.

Bên VN không dễ, do nếu bán ra cắt lỗ thì mỗi lần chỉ được 1 phần nhỏ, giá sụt ngay, phần còn lại phải lỗ nặng.

Ví dụ ai đó có mấy triệu cổ HAG, rất khó close khi muốn từ bỏ. Giả sử bán ra khớp lệnh cho cùng là vài trăm ngàn cổ/ ngày, giá sụt ngay  2%, rồi hôm sau cũng chỉ bán được vài trăm ngàn cổ, giá đáy sụt tiếp 3%. Phải cả tuần mới bán hết, số cuối bán sụt ít nhất phải trên 15% so với số đầu tuần.

Do đó, nhà đầu tư bị lỗ chỉ biết cắn răng chịu, chứ các đại gia, quan chức có mấy chục triệu, trăm triệu cổ phiếu, đâu chịu ngồi yên nhìn giá sụt từng giờ.

Hai thành phần trên dư sức liên kết với nhau để cứu chính bản thân tài sản của họ.

Với HAG của bầu Đức, thì tập đoàn này tự bán qua lại với nhau nằm giữ giá, trong khi đó nước ngoài đang chạy khỏi HAG. Đây là hành động lũng đoạn giá CK thô bạo, nhưng đang được ‘bỏ ngỏ’.
“HAG tiếp tục thỏa thuận hơn 4 triệu đơn vị, nâng tổng khối lượng thỏa thuận trong 5 phiên trở lại đây lên trên 14 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, số cổ phiếu HAG thỏa thuận trong thời gian gần đây chủ yếu do khối NĐT trong nước giao dịch, bởi khối ngoại bán ròng HAG trong 9 phiên trở lại đây. HAG sáng nay giảm 600 đồng xuống 22.900 đồng/cp.” (Cafef, 11/2011)
Đó là với đại gia, còn với giới quan chức thì sẽ gây sức ép trong nội bộ CPVN để in tiền ra cứu.

Đặc biệt là qua tháng 12, năm hết Tết đến, sẽ cần rất nhiều tiền để mua hàng hóa, và nhiều việc chi tiêu CP khác như lương/thưởng.., để rồi giá hàng hóa, USD, tăng mạnh vào tháng 3 trở đi, nhưng đó là chuyện về sau.

Vào lúc này, hơn 85% là CPVN sẽ cung tiền ra cứu CK, còn KTVN “sống chết mặc bây”.
———————-

Cafef, “HAG thỏa thuận 4 triệu đơn vị, VN-Index xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2009“, 18/11/2011, http://cafef.vn/20111118121140529CA31/hag-thoa-thuan-4-trieu-don-vi-vnindex-xuong-thap-nhat-ke-tu-thang-52009.chn

Cafef, “VN-Index xuống 378 điểm, thấp nhất kể từ tháng 5/2009“, 18/11/2011, http://cafef.vn/20111118092617583CA31/vnindex-xuong-378-diem-thap-nhat-ke-tu-thang-52009.chn

Pháp Luật TP, “Đưa bốn loại vay BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất“, 16/11/2011, http://phapluattp.vn/20111116124639140p0c1014/dua-bon-loai-vay-bds-ra-khoi-linh-vuc-phi-san-xuat.htm

Reuters, “BICRA on Vietnam revised to Group ’10′ from Group ’9′“, 9/11/2011, http://www.reuters.com/article/2011/11/09/idUSWLA880420111109

Tầm Nhìn, “Trả giá và xoay chuyển tình hình“, 18/11/2011, http://www.tamnhin.net/Diemnhin/16846/Tra-gia-va-xoay-chuyen-tinh-hinh.html

Vietstock, “TTCK chờ “hà hơi, tiếp sức”, 16/11/2011, http://vietstock.vn/ChannelID/830/Tin-tuc/206979-ttck-cho-ha-hoi-tiep-suc.aspx

Vietstock, “Nhịp đập Thị trường 18/11: Phá đáy cũ, chứng khoán đi về đâu?“, 18/11/2011, http://vietstock.vn/ChannelID/1636/Tin-tuc/207218-nhip-dap-thi-truong-1811-tiep-tucnbspgiang-co-va-di-xuong.aspx

Wallstreet-online.de, “Viel Mühe umsonst“, 14/11/2011, http://www.wallstreet-online.de/nachricht/3715697-muehe-umsonst
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét