Google bỏ 'Tam Sa' khỏi ứng dụng bản đồ

image
Nhập 'Sansha' trên thanh công cụ tìm kiếm của Google Maps sẽ không còn mang lại kết quả nào.
Google Maps vừa chính thức loại bỏ tên gọi 'Tam Sa' (Sansha) ra khỏi bản đồ đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Đây là tên gọi của thành phố được Trung Cộng xây dựng trên đảo Phú Lâm hồi năm 2012.

image
Bắc Kinh khi đó tuyên bố mục đích thành lập đơn vị hành chính này là nhằm tăng khả năng quản lý, phát triển với các hòn đảo và vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa.

Chính phủ nước này cũng khẳng định việc thành lập Tam Sa nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Cộng.

Sau khi điều chỉnh, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa chỉ hiển thị trên Google Maps dưới tên gọi quốc tế 'Paracel Islands'.

image
Nếu nhập 'Sansha' trên thanh công cụ tìm kiếm của ứng dụng này sẽ không còn mang lại kết quả nào.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Amy Kunrojpanya, giám đốc truyền thông và đối ngoại của Google tại Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi thuộc châu Á - Thái Bình Dương nói “chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp".

Google "không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” , bà nói thêm.

Trước đó, Google cũng ngưng sử dụng tên Hoa ngữ đối với một bãi cạn tranh chấp giữa Trung Cộng và Philippines.

Bãi cạn này hiện nay hiển thị trên Google Maps dưới tên quốc tế là Scarborough, thay vì là một phần của quần đảo Trung Sa (Zhongsha) của Trung Cộng như trước.

image
Trụ sở hành chính mà TC đặt tên là 'thị trấn Tam Sa' ở Hoàng SA
Động thái trên diễn ra sau đợt vận động trên mạng cho rằng tên Hoàng Nham (Huangyan) mà Trung Cộng dùng làm tăng sức mạnh cho đòi hỏi của Bắc Kinh.

Bãi cạn Scarborough là địa điểm đối đầu giữa Philippines và Trung Cộng đầu năm 2012.
Khi đó suốt nhiều tuần, tàu của hai nước có mặt tại khu vực.

image
"Chúng tôi đã cập nhật cho Google Maps để khắc phục vấn đề", Google nói trong một thông cáo gửi đến BBC.

"Chúng tôi hiểu rằng các tên gọi địa lý có thể tác động sâu sắc đến cảm xúc và vì vậy chúng tôi đã nhanh chóng sửa chữa sau khi được lưu ý đến vấn đề này."

image
Chính sách về các vùng tranh chấp của Google nói hãng này luôn ưu tiên những tên gọi được chấp nhận rộng rãi nhất.

Bên cạnh đó, Google cũng "luôn cố gắng tìm cách bao gồm quan điểm từ tất cả các bên mỗi khi xuất hiện các yêu sách mâu thuẫn".

http://baomai.blogspot.com/

Vì sao cuộc gặp Mỹ - Việt mang tính lịch sử?
Chiến lược mới của Ngũ Giác Đài và Biển Đông
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn
Người đàn ông cứu mạng gần 2 triệu em bé tại Úc
Tin tặc Việt Nam bị Mỹ kết án 13 năm tù
Giai đoạn nào là đỉnh cao cuộc đời bạn?
Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'
Bi kịch thu hồi đất ở Việt Nam
Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào gi...
Những từ ngữ khiến bạn thành ngốc nghếch
Nỗi nhục quốc thể còn dài dài
Thử dừng mọi việc trong 24 giờ
Đại nhạc hội: Cám Ơn Anh kỳ 9
Vì sao tôi chụp ảnh cưới cùng quan tài?
Đại sứ Mỹ: 'Việt Nam đang có những thay đổi'
Không mua Bphone là không yêu nước?
Lý Hoàng Nam vô địch đôi nam trẻ Wimbledon
PT. Nguyễn Mạnh San: 20 năm phục vụ tù nhân
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Cộng đã bể
VN nên học tập Thomas Jefferson
Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển
Diện mạo có làm hỏng cuộc đời bạn không?
Cấm báo chí tư nhân là 'tội ác'
Tượng đài: trong quan hệ Việt - Mỹ
Đảng Cộng sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
Đẻ mổ trên toàn cầu
Những mật mã trên đồng bảng Anh
Nước Mỹ đang khiến cả Thế Giới mắc nợ
Tin đồn có thiệt ?
Máy xúc 'cán người biểu tình' ở Hải Dương
Chiến lược triệt hạ Trung Cộng của Hoa Kỳ
Biến động cổ phiếu và hệ quả cho TC
Việt-Mỹ: Cơ hội cho làn sóng dân chủ VN
Chuyến đi dối già của Nguyễn Phú Trọng
Thông cáo chung CS Việt - Mỹ do Tòa Đại Sứ Mỹ tại ...
Chuyến phà đen
Phó tổng thống Mỹ lẩy Kiều tặng TBT
Clinton nói về ảnh hưởng của Hoa Kỳ sau 20 năm qua...
Việt Nam đổi mới lần hai?
Cái giá của sự tự tin thái quá
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét