...tính đến cuối năm ngoái tổng số nợ của Trung Cộng đã vượt 280% Tổng sản lượng... nay tương đương với khoảng 28 ngàn tỷ đô la.
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Cộng đã bể khi các thị trường chứng khoán đều tuột giá dù nhiều cơ quan hữu trách Bắc Kinh đều tìm cách can thiệp trực tiếp hay gián tiếp để ổn định và nâng giá. Tức là sau khi trái bóng thị trường địa ốc đã xì, nay đến lượt trái bóng của thị trường cổ phiếu. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do là “Vì sao kinh tế Trung Cộng hay có hiện tương bong bóng như vậy”? Xin quý thính giả theo dõi cách Nguyên Lam đặt vấn đề như sau.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau khi cắt lãi suất và hạ mức dự trữ pháp định của ngân hàng hồi cuối Tháng Sáu để bơm tiền vào thị trường chứng khoán, giới chức tài chính Bắc Kinh vẫn không hãm được đà giảm giá cổ phiếu nên tuần qua họ tung ra nhiều biện pháp khác. Kỳ trước ông có phân tích điều ông gọi là “Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Cộng” và tiên báo rằng nạn bán tháo sẽ xảy ra. Quả nhiên là vài hôm sau, các thị trường đều sụt giá và gây hốt hoảng cho giới đầu tư. Giữa những dao động bất thường đó, xin đề nghị ông giải thích tiếp là vì sao kinh tế Trung Cộng hay gặp hiện tượng bong bóng như vậy, và hậu quả sẽ là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta đang chứng kiến sự lúng túng của lãnh đạo Bắc Kinh khi họ muốn nâng giá hoặc ít ra là hãm đà tuột giá của thị trường chứng khoán bằng các biện pháp vừa kín vừa hở. Kín là chiến dịch đả kích nước ngoài có ý đồ xấu với Trung Cộng khi loan tin bất lợi về thị trường Trung Cộng, hở là khi cho mở cuộc điều tra về âm mưu bán tháo. Kín thì có việc hơn 650 doanh nghiệp ngưng giao dịch cổ phiếu vào Thứ Ba tuần trước. Hở thì có lệnh cấm mấy chục công ty phát hành cổ phiếu lần đầu, gọi là IPO, để không gọi thêm vốn và còn cho nhìều doanh nghiệp tài chính của nhà nước bơm tiền vào thị trường để nâng giá., v.v… Chỉ theo dõi hàng chục động thái ấy ta cũng thấy ra sự bần thần của giới hữu trách trước nạn bể bóng. Bây giờ ta mới tìm hiểu vì sao mà sau trái bóng địa ốc đến lượt trái bóng cổ phiếu đã bể.Trái bóng cổ phiếu tại Trung Cộng đã bể khi các thị trường chứng khoán đều tuột giá dù nhiều cơ quan hữu trách Bắc Kinh đều tìm cách can thiệp trực tiếp hay gián tiếp để ổn định và nâng giá. Tức là sau khi trái bóng thị trường địa ốc đã xì, nay đến lượt trái bóng của thị trường cổ phiếu. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do là “Vì sao kinh tế Trung Cộng hay có hiện tương bong bóng như vậy”? Xin quý thính giả theo dõi cách Nguyên Lam đặt vấn đề như sau.
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau khi cắt lãi suất và hạ mức dự trữ pháp định của ngân hàng hồi cuối Tháng Sáu để bơm tiền vào thị trường chứng khoán, giới chức tài chính Bắc Kinh vẫn không hãm được đà giảm giá cổ phiếu nên tuần qua họ tung ra nhiều biện pháp khác. Kỳ trước ông có phân tích điều ông gọi là “Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Cộng” và tiên báo rằng nạn bán tháo sẽ xảy ra. Quả nhiên là vài hôm sau, các thị trường đều sụt giá và gây hốt hoảng cho giới đầu tư. Giữa những dao động bất thường đó, xin đề nghị ông giải thích tiếp là vì sao kinh tế Trung Cộng hay gặp hiện tượng bong bóng như vậy, và hậu quả sẽ là gì?
Nguyên Lam: Thưa ông, thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ bể bóng xảy ra ở xứ khác, kể cả tại Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Thế cái gì là sắc thái riêng của kinh tế Trung Cộng mà các xứ khác ít gặp?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là sắc thái riêng của kinh tế Trung Cộng có ba đặc điểm.
Thứ nhất là hiện tượng “bóc lột tài chính” khi tiền lời ký thác của dân chúng vào ngân hàng và lương bổng của công nhân lại bị ép ở mức thấp. Mục tiêu là để ngân hàng của nhà nước thu tiền rẻ và doanh nghiệp của nhà nước có lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai là chính sách kinh tế dựa vào đầu tư để nâng sản xuất hầu xuất khẩu ra ngoài bất kể lời lỗ. Mục tiêu là để Trung Cộng trở thành công xưởng toàn cầu có đà tăng trưởng cao.
Đặc tính thứ ba là nhà nước điều tiết thị trường chứ không theo quy luật thị trường. Mục đích là để bảo vệ quyền lực của một đảng có 88 triệu đảng viên. Chiến lược cưỡng bách kinh tế ầy quả nhiên đã cho Trung Cộng một đà tăng trưởng ngoạn mục trong ba chục năm. Tuy nhiên mặt trái của sự ngoạn mục đó là tăng trưởng thiếu phẩm chất, gây bất công, động loạn, lãng phí, hủy hoại môi sinh và không bền.
- Từ nhiều năm rồi, lãnh đạo Trung Cộng hiểu ra điều ấy và muốn sửa. Một hướng cải tổ là tìm lực đẩy ở sức tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì đầu tư. Muốn vậy, họ khuyến khích người dân tiêu thụ thay vì cứ tiết kiệm để phòng ngừa sự bất trắc của một cuộc sống chưa có những điều kiện an sinh xã hội thỏa đáng. Nhưng họ vẫn muốn nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp nhà nước và duy trì khả năng xuất khẩu cao. Vì hai yêu cầu song hành mà trái ngược, họ mới điều hướng tiêu thụ của người dân vào lãnh vực gia cư địa ốc ở trong nước.
Nguyên Lam: Theo như ông vừa trình bày, lãnh đạo Bắc Kinh mở ra cơ hội cho người dân được đi vào thị trường bất động sản là nhằm giải quyết hai nhu cầu trái ngược, hai nhu cầu ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ra khỏi tiêu chí thời Đặng Tiểu Bình là xây dựng “xã hội tiểu khang” - là vừa đủ ăn - các thế hệ lãnh đạo về sau có tham vọng cao hơn, đó là sự hình thành của tầng lớp trung lưu biết tin vào chế độ trong đà đô thị hóa của cả xã hội. Muốn người dân tiêu thụ nhiều hơn để làm lực đẩy cho sản xuất thì phải nâng lợi tức của họ mà nhà nước vẫn làm chủ thị trường.- Từ nhiều năm rồi, lãnh đạo Trung Cộng hiểu ra điều ấy và muốn sửa. Một hướng cải tổ là tìm lực đẩy ở sức tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì đầu tư. Muốn vậy, họ khuyến khích người dân tiêu thụ thay vì cứ tiết kiệm để phòng ngừa sự bất trắc của một cuộc sống chưa có những điều kiện an sinh xã hội thỏa đáng. Nhưng họ vẫn muốn nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp nhà nước và duy trì khả năng xuất khẩu cao. Vì hai yêu cầu song hành mà trái ngược, họ mới điều hướng tiêu thụ của người dân vào lãnh vực gia cư địa ốc ở trong nước.
Nguyên Lam: Theo như ông vừa trình bày, lãnh đạo Bắc Kinh mở ra cơ hội cho người dân được đi vào thị trường bất động sản là nhằm giải quyết hai nhu cầu trái ngược, hai nhu cầu ấy là gì?
- Giải pháp lưỡng tiện là điều hướng đầu tư của người dân vào thị trường địa ốc để làm giàu vì thị trường này kéo theo nhiều ngành nghề như xây dựng nhà cửa, thương xá và đem lại thu hoạch cho các địa phương nhờ đất đai. Trong khi đó, các doanh nghiệp và ngân hàng của nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo và còn tham gia vào việc điều hướng đầu tư ấy cho nhu cầu gia cư của dân chúng. Khi nhà bán chạy và giá tăng vọt thì giới đầu tư có lời và càng hút thêm đầu tư. Hiện tượng ấy có lợi cho lãnh đạo khi thế giới bị Tổng suy trầm vào các năm 2008-2009 làm xuất khẩu giảm sút.
- Thế nhưng vì những lệch lạc cũng thuộc bản sắc xã hội chủ nghĩa, thành phần có chức có quyền đã nhân đó nhảy vào thị trường để đầu cơ, từ đất đai đến nhà cửa hay cao ốc thương mại. Hậu quả là giá nhà đất tăng vọt tại nhiều thành phố thuộc lớp thứ nhất như Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải. Rốt cuộc thì giá nhà quá cao vẫn vuột khỏi tầm tay của nhiều người trong khi thị trường địa ốc trở thành bong bóng. Từ đầu năm 2014 thì trái bóng ấy bể, giá nhà sa sút, nhiều nhà đầu tư mất vốn, kinh tế suy trầm. Đấy là lúc lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến một thị trường thay thế, là thị trường chứng khoán.
Nguyên Lam: Thưa ông, thính giả của chúng ta có thể hiểu rằng sau khi điều hướng đầu tư vào thị trường địa ốc nhằm nâng cao lợi tức và tài sản của người dân, lãnh đạo Bắc Kinh mặc nhiên thổi lên một trái bóng đầu cơ. Bấy giờ họ nghĩ đến một thị trường khác là cổ phiếu, có phải không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như thế và ta thấy ra một đặc tính khác của lãnh đạo Trung Cộng là “duy ý chí”.
- Trong nhiều năm liền, thị trường chứng khoán Trung Cộng chẳng có gì là hấp dẫn vì nghiệp vụ thì rắc rối mà luật lệ lại mơ hồ. Người dân không mấy tin tưởng vào việc đầu tư có quá nhiều rủi ro trong thị trường này. Nhưng chính là muốn vì điều hướng đầu tư của người dân mà lãnh đạo Bắc Kinh mới giải tỏa luật lệ và còn khuyến khích việc vay tiền của các công ty môi giới để mua cổ phiếu. Mục tiêu của họ gồm có hai mặt,
thứ nhất là cho người dân có cơ hội làm giàu để còn nâng mức tiêu thụ và
thứ hai là giúp các doanh nghiệp huy động được vốn để còn trả nợ. Nhưng chính điều kiện dễ dãi ấy mới khiến nhiều người lao vào thị trường chứng khoán trong khi các doanh nghiệp thi đua phát hành cổ phiếu để lấy tiền trả nợ. Trong hoàn cảnh thực tế là sản xuất suy trầm, doanh lợi giảm mà giá cổ phiếu vẫn tăng vọt thì chúng ta lại có một bong bóng nữa.
- Đặc điểm ở thị trường này là số nhà đầu tư tham dự thật đông đảo, còn hơn số đảng viên cộng sản, mà đa số là loại cò con, chưa tốt nghiệp trung học, chẳng hiểu gì về thị trường, cứ thấy lên giá là mua vào rồi vài tuần sau lại bán ra khi xuống giá. Phản ứng bày đàn khiến giá cổ phiếu có thể tăng gấp ba trong thời gian rất ngắn nhưng vì chẳng có giá trị thực tế, cái giá ảo đó bắt đầu sụp.
Nguyên Lam: Bây giờ thì lãnh đạo Trung Cộng tính sao thưa ông? Liệu họ có tiếp tục bơm thêm tiền để cứu lấy thị trường này hay là đành bó tay như với thị trường gia cư đã bể từ năm ngoái?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thật sự không biết rằng họ tính sao và nếu có một người biết được thì đấy là Chủ tịch Tập Cận Bình! Ông ta là người duy nhất có thể quyết định chứ cũng không là Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường. Chính là vì Thủ tướng Lý Khắc Cường chẳng nói gì mà hôm Thứ Ba vừa rồi, thị trường cổ phiếu lại mất giá nữa vì thiên hạ đoán là nhà nước bó tay.- Đặc điểm ở thị trường này là số nhà đầu tư tham dự thật đông đảo, còn hơn số đảng viên cộng sản, mà đa số là loại cò con, chưa tốt nghiệp trung học, chẳng hiểu gì về thị trường, cứ thấy lên giá là mua vào rồi vài tuần sau lại bán ra khi xuống giá. Phản ứng bày đàn khiến giá cổ phiếu có thể tăng gấp ba trong thời gian rất ngắn nhưng vì chẳng có giá trị thực tế, cái giá ảo đó bắt đầu sụp.
Nguyên Lam: Bây giờ thì lãnh đạo Trung Cộng tính sao thưa ông? Liệu họ có tiếp tục bơm thêm tiền để cứu lấy thị trường này hay là đành bó tay như với thị trường gia cư đã bể từ năm ngoái?
- Mình có thể mường tượng ra bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh như thế này: một đàng thị thị trường gia cư đã đình đọng sau khi bóng bể, đằng kia là thị trường cổ phiếu cũng sa sút. Nếu đà này tiếp tục thì tiêu thụ của tư nhân cùng giảm với lợi nhuận và đầu tư của doanh nghiệp với hậu quả sau cùng là tăng trưởng giảm, thất nghiệp cao. Họ chỉ có thể nâng lợi tức và tiêu thụ của người dân nếu cho phép đầu tư ra nước ngoài hay nếu nâng lãi suất ký thác cho dân được thêm lời. Nếu cho đầu tư ra ngoài thì họ phải giải tỏa thị trường ngoại hối và nếu tăng lãi suất ký thác thì ngân hàng và doanh nghiệp của nhà nước phải chịu phí tổn cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Trung Cộng gặp thế kẹt nên đành nay bơm mai hãm làm thị trường càng dao động dữ dội cho tới khi cũng tan.
Nguyên Lam: Câu hỏi kế tiếp, thưa ông, có thính giả nêu thắc mắc về kinh tế Trung Cộng rằng ai là chủ nợ của núi nợ khổng lồ của xứ này, được ước lượng là gần 30 ngàn tỷ đô la?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo tổ hợp tư vấn McKinsey thì tính đến cuối năm ngoái tổng số nợ của Trung Cộng đã vượt 280% Tổng sản lượng với tốc độ nhanh chưa từng thấy và nay tương đương với khoảng 28 ngàn tỷ đô la. Kể về thành phần khách nợ thì 55% là nợ của khu vực công quyền từ trung ương đến địa phương, 65% là của các tổ chức tài chính, 125% là nợ của doanh nghiệp phi tài chính và 38% là nợ của các hộ gia đình. Chủ nợ chính yếu là trong nội địa, là giới đầu tư và các ngân hàng của Trung Cộng.
- Về chuyện nợ nần đó, chi tiết đáng ngại thứ nhất là từ 40 đến 45%, là gần phân nửa khối nợ trị giá hơn 21 ngàn tỷ đô la của ba thành phần khách nợ là
1) các hộ gia đình,
2) doanh nghiệp và
3) nhà nước đều liên hệ đến thị trường gia cư vừa bể bóng và nhà cửa ế ẩm mất giá nên khó thu hồi. Đấy là hậu quả tai hại của việc nhà nước điều hướng tài nguyên và thổi lên bong bóng địa ốc.
Thứ hai là nợ của công quyền địa phương, chủ yếu là các cơ sở tài trợ do chính quyền địa phương lập ra và vay tiền của các ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Phân nửa số nợ của nhà nước là từ các công ty tài trợ này để đưa vào khu vực xây cất, tức là cũng liên hệ đến thị trường địa ốc. Số thu của nhiều tỉnh thật ra còn thấp hơn khoản nợ đó. Rủi ro
thứ ba là tới 30% số nợ tồn đọng, tương đương với sáu ngàn 500 tỷ đô la, là thuộc loại “ngân hàng chui”, của các công ty tài chính nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng thì nhận ký thác và cho vay ra với sổ sách tương đối rõ ràng, ngân hàng chui là các công ty tài chính đi vay ngoài sổ sách ngân hàng và thường dồn tiền vào các nghiệp vụ đầu cơ có rất nhiều rủi ro vỡ nợ.
Nguyên Lam: Thưa ông, trong bối cảnh bất trắc như vậy thì lãnh đạo Bắc Kinh có cách nào giải quyết núi nợ này không? Thí dụ như sử dụng khối dự trữ ngoại tệ trị giá gần bốn ngàn tỷ đô la thì có được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, bán dự trữ ngoại tệ để mua đồng bạc nội địa trả nợ thì làm đồng Nguyên lên giá và càng khó xuất khẩu nên chưa chắc đã là giải pháp tốt đẹp. Vả lại, khoản nợ của chính quyền trung ương chỉ lên tới 27% của GDP, tức là còn thấp, nên họ có thể đi vay thêm bằng cách phát hành trái phiếu để có tiền bù lỗ. Nhưng tất nhiên là hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp vẫn bị rủi ro lớn và trong bối cảnh đầy bất trắc hiện nay, khi thị trường gia cư rồi cổ phiếu đều theo nhau tuột dốc thì một vụ khủng hoảng tài chính vẫn có thể xảy ra. Kết luận ở đây là nhà nước chẳng điều tiết được thị trường mà còn bị thị trường quật ngược!Nguyên Lam: Thưa ông, trong bối cảnh bất trắc như vậy thì lãnh đạo Bắc Kinh có cách nào giải quyết núi nợ này không? Thí dụ như sử dụng khối dự trữ ngoại tệ trị giá gần bốn ngàn tỷ đô la thì có được không?
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét