3 cái sai của Thống đốc Bình

Tiến sĩ Trần Vinh Dự, cũng như nhiều nhà kinh tế khác, muốn phân tích nhận định kinh tế cho Nhà nước nhưng luôn vấp phải chuyện “nhạy cảm”, nên không thể nêu đích danh nguyên nhân cốt lõi được.

Chẳng hạn như trong bài “Tái cấu trúc kinh tế: Hóc bài toán lợi ích” (Vef, 10/2011), anh Dự viết: “Một trong những điều có thể nói là thành công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình gần đây là việc giữ lãi suất tiền gửi ở đúng mức trần 14%/năm.

Mà không dám đề cập đến bản tin này từ Reuters (9/2011), trong đó có đoạn: “Vietnam’s central bank will likely pump 300 trillion dong ($14.4 billion) into the economy from now until the end of the year and allow commercial banks to lend around 238 trillion dong, according to a state-run newspaper on Thursday that quoted the central bank…
——————————
CPVN bơm vào nền kinh tế trên 300 ngàn tỉ VND chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm, tức gần 15 tỉ USD (theo tỉ giá hiện nay).

Mức cung tiền quá sức khủng khiếp, chỉ để kiềm giữ lãi suất, thì đương nhiên lãi suất sẽ không tăng do thăng khoản toàn hệ thống nay thặng dư, cho dù giá trị VND sụt giảm.

Nếu so với mức GDP của VN vào năm ngoái 2010 là 104.6 tỉ USD (Vnexpress, 10/2010), thì số tiền tung ra là gần 14% tổng giá trị sản phẩm nội địa.

Trong khi đó, FED tại Mĩ tung QE2 khoảng 600 tỉ USD trong vòng 6 tháng (CNN Money, 6/2011), chỉ chiếm 4% so với con số GDP 14.870 tỉ USD (BEA.gov, 3/2011).

Tốc độ, mức độ cung tiền của VN, chỉ tính riêng đợt này, cao gần gấp 4 lần so với Mĩ!
Thêm vào đó, chuyện “lãi suất tối đa 14%” chỉ là trò hề, vì nếu có quan hệ, và chừng 1 tỉ đồng trở lên, thì ‘hét giá’ 15%, 16%+ nào lại chẳng được.

Và cho dù có ém lại được giá trị lãi suất tối đa 14% rồi thì sao? Đây là phản quy luật thị trường, phản kinh tế thị trường, phản lại tất cả các nhánh lí thuyết kinh tế, từ Keynesian cho tới Chicago hay Austrian school.

Không một CP nào nên can thiệp ém giá lãi suất một cách giả tạo như vậy trong nền kinh tế thị trường, dù chỉ là nền kinh tế thị trường nửa vời.

Nhưng nếu giá lãi suất thị trường thật sự muốn lên, là vì nhiều lý do trong đó có lạm phát, cung tiền < cầu tiền, thì ép lãi suất sẽ gây méo mó thị trường trong đó có việc người ta không gởi vào ngân hàng, mà đem đầu tư vàng, ngoại tệ, CK. Khi đó, các ngân hàng sẽ bị thiếu thanh khoản nặng nề (Cafef, 10/2011), và chảy máu ngoại tệ càng cao; do hiếm vàng, ngoại tệ vì người ta đã không bỏ tiền vào ngân hàng mà còn rút ra đầu tư vào các nguồn này.

Thật vậy, các doanh nghiệp mua bán vàng, ngân hàng, bán ra 15 tấn vàng chóng vánh trong 2 tuần (24h, 10/2011) phần lớn là do việc ép lãi suất 14%, trong khi lạm phát theo con số tốt nhất cũng là 19% cho năm nay (Vneconomy, 10/2011). Chẳng ai dại gì gởi tiền lỗ 5% như vậy, đang khi vàng tăng hơn 20%/ năm trong nhiều năm qua.

Chưa kể, để có thể nhập về 15 tấn vàng, thì các đầu mối phải đặt cọc tài khoản hàng trăm triệu USD tại nước ngoài, gây thiếu hụt ngoại tệ trong thời điểm nhạy cảm cuối năm.

VN bị chảy máu ngoại tệ rất lớn kể từ ngày ông Bình tiếp tục ém giá lãi suất; chẳng đem lại lợi ích nào, vì giá lãi suất đầu ra không hề giảm, nay vẫn trên 17%, dạo một vòng các website của ngân hàng là thấy ngay.
——————————

Do đó, kế hoạch của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình sẽ thất bại vì ít nhất 3 lý do:

(1) ém giá lãi suất là sai;

(2) dùng biện pháp hình sự cấm ngân hàng thực thi kinh tế thị trường là sai;

(3) làm VN chảy máu ngoại tệ.
——————————

Trong bài viết của mình, anh Dự kết luận:

Và như vậy, sau khi Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định về các mục tiêu cải tổ nền kinh tế, hai câu chuyện tiếp theo, quan trọng không kém, là có những kế hoạch triển khai thông minh và tạo ra các cơ chế để đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích của các bên chịu tác động từ các chương trình cải tổ. Không có sự thống nhất này thì các nỗ lực và mục tiêu vênh nhau chắc chắn sẽ làm chương trình cải tổ bị lệch đường ray.

Tại sao lại “sợ” các nhóm lợi ích, “các bên chịu tác động từ các chương trình cải tổ”?

Như vậy thì thiệt hại cho NHÂN DÂN quá, vì họ có ký lô nào trong việc giành lợi ích của họ từ các cải tổ đâu?

Chỉ cần nói riêng về mặt KT quốc dân, thì đã không thể nào “đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích của các bên chịu tác động từ các chương trình cải tổ” được, thế thì làm sao “sửa chữa” được cả cái nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhiều thành phần đây?
——————————
24h, “Vàng tăng vọt: Lung lay mục tiêu bình ổn”, 27/10/2011, http://www32.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san/vang-tang-vot-lung-lay-muc-tieu-binh-on-c161a412643.html

BEA.gov, “Gross Domestic Product: Fourth Quarter and Annual 2010 (Third Estimate)”, 25/3/2011, http://www.bea.gov/newsreleases/national/gdp/2011/gdp4q10_3rd.htm
 
Cafef, “Liều thuốc mạnh đang có phản ứng phụ”, 22/10/2011, http://cafef.vn/2011102212310761CA33/lieu-thuoc-manh-dang-co-phan-ung-phu.chn
 
CNN Money, “Economy’s ‘training wheels’ to come off”, 22/6/2011, http://money.cnn.com/2011/06/22/news/economy/QE2_end/index.htm
 
Reuters, “Vietnam c.bank to boost money supply, credit – media”, 8/9/2011, http://www.reuters.com/article/2011/09/08/vietnam-economy-money-idINL3E7K808D20110908
 
Vef, “Tái cấu trúc kinh tế: Hóc bài toán lợi ích”, 31/10/2011, http://vef.vn/2011-10-31-tai-cau-truc-kinh-te-hoc-bai-toan-loi-ich
 
Vneconomy, “Lạm phát của Việt Nam năm nay được dự báo gần 19%”, 26/10/2011, http://vneconomy.vn/20111026104524465P0C9920/lam-phat-cua-viet-nam-nam-nay-duoc-du-bao-gan-19.htm
 
Vnexpress, “GDP năm 2010 của Việt Nam vượt 100 tỷ USD”, 29/12/2011, http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/12/3ba24d1c/
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét