Bi quan và tuyệt vọng

http://baomai.blogspot.com/
Cách đây mấy ngày, tôi có dịp chuyện trò với một đồng nghiệp chuyên dạy về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài (TESOL, Teaching English to Speakers of Other Languages). Chị thường đi dạy trong các lớp Thạc sĩ tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở châu Á. Tôi hỏi chị về các sinh viên Việt Nam. Chị rất khen họ. Rằng phần lớn đều học hành một cách chăm chỉ. Rằng phần lớn đều gặp khó khăn trong việc nghe và nói nhưng khả năng đọc và viết thì rất khá. Rằng phần lớn đều thân thiện, lịch sự và lễ phép với các thầy cô giáo. Nói chung, ấn tượng của chị về họ đều rất tốt. Chị khen họ hơn sinh viên của bất cứ nước nào khác.

Tuy nhiên, sau khi khen ngợi một cách nồng nhiệt, chị hơi khựng lại một chút, rồi băn khoăn: Chị không hiểu tại sao tất cả (chị nhấn mạnh: TẤT CẢ) các sinh viên Việt Nam, trong đó, có khá nhiều người đã và đang dạy tiếng Anh trong các trường trung học, lại thường có cái nhìn hết sức tiêu cực về tình hình dạy tiếng Anh cũng như về tình hình giáo dục Việt Nam nói chung. Tất cả các bức tranh họ vẽ ra đều đen tối. Lớp học thì đông. Động cơ học tập của học sinh khá yếu. Tài liệu giảng dạy cũ kỹ. Phương pháp giảng dạy lạc hậu. Do đó, kết quả thường rất ít: Phần lớn học sinh, sau sáu bảy năm học ở trung học, đều không thể nghe và nói tiếng Anh được.

image
Với người bạn đồng nghiệp người Úc của tôi, những nhận xét tiêu cực về nền giáo dục của các sinh viên Việt Namlà một hiện tượng rất lạ. Ngoài Việt Nam, chị cũng thường xuyên dạy học tại các nước khác, từ Singapoređến Malaysia, Thái Lan và Trung Cộng. Ở các nước ấy, hầu hết các sinh viên đều có cái nhìn khá lạc quan, thậm chí, đôi khi, có vẻ tự hào về nền giáo dục nước họ. Không ở đâu sinh viên lại bi quan như ở Việt Nam.

Người bạn đồng nghiệp của tôi lại hỏi tiếp: Sau khi tốt nghiệp các lớp về phương pháp giảng dạy của Úc, họ có hy vọng sẽ thay đổi tình hình giáo dục, ít nhất là trong bộ môn tiếng Anh, tại Việt Nam hay không? Tất cả đều trả lời: Không. Họ cho những khó khăn trong việc dạy học tại Việt Nam không phải chỉ ở trình độ của các thầy cô giáo mà còn ở môi trường giáo dục chung của Việt Nam.

Chị nhận xét: Rõ ràng họ không những bi quan mà còn tuyệt vọng. Chị hỏi tôi: Tại sao như vậy? Tại sao ở một đất nước có vẻ như đang phát triển rất nhanh mà các sinh viên, tức thành phần trí thức, lại có cái nhìn bi quan và tuyệt vọng đến như vậy?

Tôi đáp: Đó là một thực tế. Quả thật nền giáo dục tại Việt Nam đang bị bế tắc. Bế tắc từ chính sách đến các khâu thực hiện và thực hành. Không những chỉ trong bộ môn tiếng Anh mà hầu như ở tất cả các môn học khác cũng đều vậy: thất bại. Học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những thứ kiến thức cũ kỹ và lạc hậu. Môi trường giáo dục lại không tốt cho việc phát huy óc sáng tạo và khả năng tự học cũng như tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên.

image
Người bạn đồng nghiệp của tôi, sau đó, nêu lên hai nhận xét mà tôi rất tâm đắc:

Thứ nhất, sự thất bại của một số học sinh trong lớp có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là từ kiến thức và kỹ năng giảng dạy của các thầy cô giáo; nhưng sự thất bại của hầu hết các học sinh ở tất cả các trường thì lại có nguyên nhân từ nền giáo dục; trong khi đó, sự thất bại của cả nền giáo dục thì lại có nguyên nhân sâu xa từ các chính sách của nhà nước, trong đó, có cả vấn đề thể chế chính trị.

Thứ hai, người bạn đồng nghiệp của tôi lý luận tiếp: Nếu nguyên nhân sâu xa nằm ở thể chế chính trị thì để thay đổi hiện trạng giáo dục, người ta phải nhắm đến việc thay đổi hoặc cải thiện thể chế chính trị. Nhưng ở đây, chị lại bắt gặp hai hiện tượng nghịch lý: Một mặt, các sinh viên của chị đều tránh né nói chuyện chính trị, hoặc nếu nói, cũng không thể hiện một tầm nhìn nào thực sự sâu sắc và có tính chiến lược. Phần lớn chỉ dừng lại ở mức thở than. Mặt khác, hầu như tất cả đều chỉ nghĩ đến bản thân mình.  Khi chị hỏi: Bi quan như vậy, tại sao các sinh viên lại chịu bỏ một số tiền khá lớn để theo học các trường quốc tế, tất cả đều trả lời có ba lý do chính: Một là để nâng cao tiếng Anh; hai là để học tập được các phương pháp giảng dạy mới từ Tây phương; và ba là để có một mảnh bằng quốc tế nhằm dễ xin dạy ở các trường lớn và lương cao. Không có động cơ nào gắn liền với hy vọng cải thiện giáo dục cả.

image
Chị so sánh với các sinh viên Úc: Thứ nhất, hầu hết các sinh viên Úc đều không có tâm trạng bi quan như vậy; thứ hai, trong các buổi thảo luận, sinh viên Úc không những chỉ quan tâm đến các phương pháp giảng dạy hay hiệu quả của việc giảng dạy mà còn để ý đến các chính sách giáo dục của chính phủ cũng như của các đảng phái đối lập và họ cũng thường có một thái độ rõ ràng về các chính sách ấy.

Thật ra, những nhận xét của người bạn đồng nghiệp, với tôi, không có gì mới lạ. Tôi biết tất cả những điều đó. Hầu hết người Việt Nam cũng đều biết rõ những điều đó: Sự bi quan và tuyệt vọng của mọi người đối với tình hình giáo dục cũng như tình hình đất nước nói chung. Tuy nhiên, nếu sự tuyệt vọng đối với viễn ảnh giáo dục hay đất nước là một hiện tượng đáng buồn thì thái độ không quan tâm đến chính trị và chỉ nghĩ đến bản thân mình của phần lớn giới trí thức lại là một hiện tượng rất đáng lo lắng: Đó là sự tuyệt vọng đối với tình hình chung của đất nước.

http://baomai.blogspot.com/
Người ngoại quốc, khi nhận định về Việt Nam, vẫn có sự dửng dưng của một kẻ ngoại cuộc. Với chúng ta, người Việt Nam, đối diện với những sự tuyệt vọng ấy, bao giờ cũng thấy nhói lên trong lòng những cảm giác xót xa.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

http://baomai.blogspot.com/

Hội nhập: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Những cái chết vì thời trang
Hài kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản một đạp
Tao đâu có bạn học
Mùa cá Hồi Tây Bắc Mỹ
Một dấu phẩy
Hơn 140 người chết trong vụ máy bay Indonesia
Những điều cần biết khi tới sống ở London
Nhạc khúc: Vào lũ Ba Tàu
Câu trả lời thâm thúy nhất lịch sử
Facebook: mạng xã hội và đời sống chính trị
Những kiểu sợ Vợ
Internet đang giết chết báo chí?
Cần làm gì để không bao giờ thất nghiệp?
Lee's Sandwiches bị Recall thực phẩm
R.I.P: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn
Đi với Mỹ có mất Đảng?
Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Th...
Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi H...
Để báo Bưu điện VN nhanh như điện
Khí phách Trần Quang Cơ
Món nợ Thành Đô 1990
HKMH USS Gerald Ford
Trái Đất và Sao Hỏa
Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ
Vì sao TC lại 'xê dịch' giàn khoan HD981?
Quán: Đảng Chuột Chồn Lùi
Đánh ngay bộ chỉ huy
Tại đồn công an Lý Thái Tổ
Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia
Tiền chỉ là phù du?
Uber taxi là 'nhà cách mạng' kinh tế?
Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh
Từ Tam Quốc tới Biển Đông
Bác sĩ Ý: cắt và ghép đầu một người
CSVN xây thì ít cất thì nhiều (Xây Cất)
Vô trách nhiệm và vô cảm
Dàn chiến đấu cơ hùng hậu của Nasa
Cơn nghiện cell phone của tuổi trẻ
Đất lành chim đậu !
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét