Việt-Mỹ: Cơ hội cho làn sóng dân chủ VN

image
Đã có các cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc vào ngày Tổng thống Obama tiếp đón Tổng bí thư Trọng.

Mấy ngày nay trên facebook thấy nhiều người cho rằng Hoa Kỳ có vẻ "ghẻ lạnh" Cộng sản Việt Nam (CSVN) qua chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng.

image
Nhiều thông tin đưa ra, từ việc ông Trọng được tiếp đón thế nào, có được vào Tòa Bạch Ốc hay không, được gặp gỡ những ai, được Hoa Kỳ gọi bằng danh xưng gì… .

Đối với tôi, việc quan trọng hơn những tiểu tiết này chính là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Namcó những tiến triển gì qua chuyến viếng thăm kỳ này của ông Trọng.

Riêng cá nhân tôi vẫn mong muốn nhìn thấy sự thân thiết hơn của Hoa Kỳ đối với đất nước Việt Nam.
Trong công cuộc đấu tranh này, tôi vẫn luôn quan niệm là người Việt Nam phải lấy sức mình làm chính.

image
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế hiện nay, đặc biệt trong quan hệ Việt - Mỹ, cho chúng ta những thuận lợi và cơ hội mà nếu nắm bắt được, có thể giúp cho phong trào ngày càng mạnh hơn.

Sáng hôm 07/07, ông Obama hứa là sẽ thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Có lẽ vì quá mất niềm tin vào CSVN nên chúng ta đôi lúc cảm thấy có chút "bực mình" khi nhìn thấy thái độ thân thiện của Hoa Kỳ.

Nhưng nhìn xa hơn thì việc Hoa Kỳ càng gần Việt Nam chỉ có thể là một điều tốt cho phong trào đấu tranh.

image
Trước hết về mặt ngắn hạn thì từ đây đến khi Obama đến Việt Nam, CSVN sẽ phải chứng tỏ hình ảnh tốt nhất của họ, mở ra cơ hội cho phong trào tiến thêm những bước chiến lược cần thiết.

Obama đến Việt Namcũng sẽ tạo cơ hội cho các nhóm đấu tranh, xã hội dân sự trực tiếp tiếp xúc và vận động chính quyền Hoa Kỳ trong việc đặt ưu tiên vấn đề nhân quyền.

Xa hơn nữa, Hoa Kỳ càng gần Việt Nam sẽ giúp Việt Nam xa rời mối quan hệ bất bình đẳng với Trung Cộng, một mối quan hệ sẽ đưa đất nước Việt Nam đến sự lạc hậu và bị thế giới xa lánh.
Mặt khác, đối với chính sách Hoa Kỳ chúng ta có sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khối công dân Mỹ gốc Việt sinh sống tại đây, nhưng với Trung Cộng thì không. Đây là một vài điểm trong nhiều điểm thuận lợi mà Việt Nam có được trong quan hệ với Hoa Kỳ.

image
Tôi cũng như các bạn, bực bội khi không nhìn thấy sự cứng rắn của chính phủ Obama trong cuộc đối thoại với Hà Nội, đặc biệt trên vấn đề nhân quyền.

Điều đó nhắc tôi và những người Việt hải ngoại càng phải làm mạnh hơn và tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc ảnh hưởng tới chính sách Hoa Kỳ. Bởi vì tôi tin với một quan hệ Việt - Mỹ càng gắn bó, con đường dân chủ hóa đất nước sẽ càng mở rộng ra.




Trinity Hồng Thuận

http://baomai.blogspot.com/

Chuyến đi dối già của Nguyễn Phú Trọng
Thông cáo chung CS Việt - Mỹ do Tòa Đại Sứ Mỹ tại ...
Chuyến phà đen
Phó tổng thống Mỹ lẩy Kiều tặng TBT
Clinton nói về ảnh hưởng của Hoa Kỳ sau 20 năm qua...
Việt Nam đổi mới lần hai?
Cái giá của sự tự tin thái quá
Beautiful folded paper art by Vietnamese origami a...
Chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng
Đừng bao giờ uống whisky Scotch với đá
Đảng tìm tính chính danh khi thăm Hoa Kỳ
Bí quyết nói chuyện thu hút đám đông
Dân Trung Cộng mới mất 2,300 tỷ đô la
Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!
Bi quan và tuyệt vọng
Hội nhập: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn
Những cái chết vì thời trang
Hài kịch Hy Lạp: Cho Cộng Sản một đạp
Tao đâu có bạn học
Mùa cá Hồi Tây Bắc Mỹ
Một dấu phẩy
Hơn 140 người chết trong vụ máy bay Indonesia
Những điều cần biết khi tới sống ở London
Nhạc khúc: Vào lũ Ba Tàu
Câu trả lời thâm thúy nhất lịch sử
Facebook: mạng xã hội và đời sống chính trị
Những kiểu sợ Vợ
Internet đang giết chết báo chí?
Cần làm gì để không bao giờ thất nghiệp?
Lee's Sandwiches bị Recall thực phẩm
R.I.P: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn
Đi với Mỹ có mất Đảng?
Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Th...
Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi H...
Để báo Bưu điện VN nhanh như điện
Khí phách Trần Quang Cơ
Món nợ Thành Đô 1990
HKMH USS Gerald Ford
Trái Đất và Sao Hỏa
Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét